
Câu trả lời rõ ràng là KHÔNG. Sau 1 tháng tuổi, nếu bé ngủ ngon thì xin cứ để bé ngủ. Các Mẹ đừng lo lắng. Trễ nhất sau 6 tháng tuổi nên bỏ hoàn toàn thói quen uống sữa đêm. Ở độ tuổi này, bé khóc về đêm nguyên nhân 99% là không vì đói.
Có rất nhiều ông bà cha mẹ quan niệm rằng cả ban đêm vẫn phải đánh thức bé đang ngủ để cho bé bú vì sợ bé mê ngủ mà quên thức để đòi ăn rồi sẽ bị…đói . Trường hợp này chỉ đúng và áp dụng trong các trường hợp sau:
- Bé sanh non, thiếu tháng . (Một thai kì theo lý thuyết có 40 tuần. Định nghĩa của sanh non là bé ra đời trước tuần thai thứ 35 . Nhưng các bé thường trung bình ra đời ở tuần thứ 38 là hoàn toàn bình thường . Nhiều người nhầm lẫn cứ cho là sanh trước ngày dự tính của bác sĩ đều bị gọi là sanh non. Chính xác chỉ nên gọi là sanh sớm hơn dự tính thôi).
- Bé sơ sinh trong 4 tuần đầu . Thời gian này ngủ khá nhiều trung bình 16-18 tiếng trong ngày. Việc bé mê ngủ quên ăn là có thể , vì bé chưa quen với đồng hồ sinh học của mình và chưa nhận biết được ngày và đêm. Bao tử của bé lúc này khá nhỏ nên lượng sữa uống một lần không nhiều, nên cơn đói đến nhanh hơn.
- Nếu có chỉ định của bác sĩ vì bất cứ trường hợp bệnh lý nào đó
Ngoài những lý do trên thì việc đánh thức bé nửa đêm đang ngủ ép uống sữa là hoàn toàn không hợp lý, trái với tự nhiên. Vì:
- thường sau 1 tháng tuổi bé có thể nhận biết được ban đêm là phải ngủ thật dài và sâu. Bé có giấc ngủ sâu thì hóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều, rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Bé sẽ tự giác biết được như người lớn mình, đêm là ngủ một lèo 6-8 tiếng, làm gì có chuyện đói bụng .
- Hệ tiêu hoá được nghỉ ngơi và thanh lọc vào ban đêm. Việc ép bé bú sữa khuya là hại hệ tiêu hoá và đường ruột của bé.
- Bé không có nhận thức rõ ràng về việc ăn uống, ngủ nghỉ.
- Việc uống sữa khuya sẽ thành thói quen đến lớn và rất khó bỏ.
Nhiều mẹ dùng chiêu ép uống sữa khi ngủ, vì cho là ban ngày khi bé thức thì ham chơi, và uống lượng sữa chưa đủ như ” lý thuyết trong sách vở”. Mà đúng thật là có bé khi mê ngủ thì bú bình cực kì giỏi, trong khi lượng sữa đó ban ngày thì ỉ ôi cả nửa tiếng chưa xong. Nhưng đây là cách ăn uống đối phó, bị động . Mẹ thì hả hê,mừng thầm trong bụng nhưng việc này càng dẫn đến tình trạng hệ tiêu hoá quá tải về đêm. Sáng dậy bé lưng bụng, hệ tiêu hoá muốn nghỉ ngơi. Cho nên Bé có tình trạng không thèm ăn thì lại bỏ bữa. Mẹ lại xót, lại phải nửa đêm lọ mọ 2,3 lần dậy pha sữa ép con bú. Nhưng lại tự an ủi, mình ráng chịu cực vì con mà không ngờ việc này lại hại con mà không hay. Cuối cùng mẹ và bé bị lẩng quẩng trong một vòng xoay không lối thoát. Sáng dậy Mẹ thì bơ phờ, tiếp tục “chiến đấu” với con mong ép được vài mimilit sữa, vài thìa cơm.
Khi lớn hơn chút, bắt đầu độ 1 tuổi trở lên, bé bắt đầu hình thành thói quen mè nheo đòi sữa đêm. Mình biết nhiều trường hợp bé tới 5 tuổi vẫn chưa ngủ thẳng giấc vì nửa đêm khóc đòi sữa mới ngủ tiếp được. Thật ra không phải vì đói mà bé bị nghiện nút núm vú bình . Rồi bé bắt đầu đòi uống sữa ban ngày. Khi quấy hay cáu gắt, bé tìm đến bình sữa tự mút để tự trấn an mình. Thế là bé lưng bụng cả ngày vì sữa mà không có giờ giấc uống và dùng bữa rõ ràng. Đi chơi xa mang sữa mà quên bình thì thôi rồi. Y như rằng người nghiện thuốc lá mang thuốc lá mà quên mang hộp quẹt. Ba Mẹ chỉ còn nước dù đã rời nhà khá xa vẫn tức tốc vòng xe quay về nhà. Tuy nhiều bé sau 2 tuổi có khả năng uống nước bằng chai hay ống hút nhưng vẫn nghiện cái sự mút mút núm vú bình.
Có nhiều trường hợp bé (tính từ độ tuổi ăn dặm ) khá bụ bẫm. Ra đường được khen sao mẹ nuôi con khéo quá. Nhưng hỡi ôi, bé béo phì vẫn có thể bị thiếu dinh dưỡng như thường. Bé tăng cân nhanh vì lượng sữa bé uống khá nhiều, lượng chất béo hoặc lượng đường tiêu thụ cao do ăn vặt. Nhưng tới bữa ăn thì biếng, và kén sinh ra việc thiếu các khoáng chất và vitamin, chất đạm.
Xin đừng hiểu lầm P là các bạn để bé gào hét ban đêm đòi sữa mà dửng dưng. Sau 6 tháng nếu bé thức đêm, đừng chộp ngay đến bình sữa để vỗ trẻ nín. Các bạn có thể thử nhiều cách như: trở mình cho bé, kiểm tra tả và thay tả, nói chuyện với bé với giọng ấm áp nhẹ nhàng để trấn an bé là Mẹ vẫn ở đây bên con, cho uống chút nước. Khi bé nửa đêm ọ ẹ, mình không ẵm lên liền mà đợi chừng vài phút , sau đó có thể dùng tay vỗ nhè nhẹ vào mông . Nhiều lúc bé tự vỗ mình vào giấc ngủ. Cách này đã mang lại kết quả rất tốt khi mình đã có kinh nghiệm hơn nuôi bé thứ hai. Từ 7 tuần tuổi bé đã ngủ suốt đêm . (Định nghĩa của từ ngủ suốt đêm có nghĩa là bé ngủ thẳng một giấc dài hơn 6-7 tiếng nhe)