Làm sao cho bé vừa ăn vừa học mà vừa chơi.

“Vừa ăn , vừa học, vừa chơi”

Người Việt mình hay có thói quen tập cho bé ăn “ cơm tô” . Tức là một hổn hợp cơm chan canh nở tè lè cho dễ nuốt , dễ đúc , không vung vãi. Cơm tô cũng dễ cầm “dí “ theo bé ép ăn . Nên trong tô cơm thường đủ loại thịt rau cá. Các Mẹ thường “ giấu” miếng rau dưới lớp cơm đút lẹ vào miệng bé với hy vọng tập tành cho bé ăn rau . Đành rằng vào bụng thì cũng trộn , nhưng trộn trước khi ăn thì bé không còn xác định được vị nào ra vị nào. Hoặc phải ngồi chán chê múc ăn tô cơm được một thời gian thì em nào cũng sang giai đoạn biếng ăn hết. 

P ủng hộ cách cho các bé ăn cơm khay khẩu phần của người Hàn Quốc. Ít nhất là cho độ tuổi tập ăn đến độ 3 tuổi. 

Có bé thích ăn thịt trước tiên ( giống con gái mình) , có đứa thích ăn cơm trước ( giống Huy nhà mình ) nhưng chung quy lại là mình kiểm soát được khẩu phần ăn của bé ăn gì , ăn bao nhiêu.

Ngoài ra cách này khiến bé rất thích thú và còn kích thích não của bé phát triển.  Vì bé có cảm giác tự do quyết định ăn thế nào, phối hợp cơm với thức ăn ra sao cho hợp lý và ngon miệng, chứ không bị cảm giác thúc ép. Thức ăn một khẩu phần đa dang từ trứng chiên, cá chiên, thịt kho, tới rau củ xào,dưa muối, kimchi…mỗi món một ít. Thế là bé được một bữa cơm đủ dinh dưỡng, và được tập “ ăn tự giác”. 

Lúc nhỏ, khi gia đình có tiệc tùng giỗ quải  , các bạn cũng đã từng rất thích vào ngồi chung mâm cơm của người lớn đúng không? Vì mâm cơm của người lớn lúc nào cũng bày biện thật nhiều món đa dạng đẹp mắt. Nên ăn bằng mắt cũng quan trọng như ăn bằng miệng vậy á. Và Bé cũng cảm nhận được sự o bế, chu đáo, tình thương của Mẹ bỏ ra để làm bữa ăn cho mình và gia đình. Bé ăn ngon , ăn vui , thì Mẹ cũng vui nữa. Các bạn nào đang làm mẹ có con nhỏ hiểu rõ nhất. Con không ăn ngon, chán chường thì Mẹ cũng chẳng còn thiết tha với chén cơm của mình nữa. 

Bạn nào có con nhỏ cứ thử cho bé ăn cơm khay xem thế nào nha. Người lớn thì cứ ăn , có thể thỉnh thoảng nhắc nhở, nhưng hãy để bé “ăn tự giác” với khẩu phần của mình xem sao. 

11/2019 TP Nguyễn

Nấu cháo ăn dặm cho bé thật nhàn , không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu.

Vấn đề điên đầu của nhiều bà mẹ trẻ là bé tuổi ăn dặm ăn lượng khá ít. Nhưng vẫn phải nấu hằng ngày để đảm bảo giữ lượng dinh dưỡng tươi ngon đủ chất. Các mẹ không thể nấu một nồi cháo bí đỏ rồi bắp bé ăn cả ngày được. Kinh nghiệm của mình là như sau:

Bạn có thể nấu nồi cháo trắng đủ cho 3 bữa ăn trong 1 ngày (tức 3 chén cháo). Lấy nồi cho cơm vào, cho nước vào tuỳ độ lỏng đặc mà bạn muốn. Thường bé tuổi ăn dặm sẽ tập ăn từ lỏng đến đặc. Lỏng là lượng cơm/nước tỉ lệ nấu là 1/10. Giảm tỉ lệ nước thì cháo sẽ đặc hơn. Một bữa cháo bé tuổi này là chén cháo nấu nhừ từ 30g cơm chín. Thì mình tính tròn là 100g cơm cho một nồi cháo đủ cho bé ăn 1 ngày. Nấu cháo muốn nhừ nhanh, đạt độ dẻo mà không bị vữa thì mình phải để lửa thật nhỏ, đậy nắp riêu riêu ( ví dụ như bếp có tư 1-10 thì chỉ để số 2-3.) .Và chỉ chỉnh thoảng đảo sơ cho không khét nồi, chứ mình không khuấy hoài. Cháo sẽ có hiện tượng bị vữa nươc ra nước, cơm ra cơm tè le.

Một chén cháo nên chỉ ăn 1 loại rau củ. Không bỏ carot, khoai tây ,bí hằm bà lằng. Để tập cho bé quen vị. (Nhiều bạn cho bé ăn đủ thứ loại rau củ trong một chén cháo hổn tạp, bé ăn giỏi thì mừng thầm trong bụng. Khi bé lớn hơn tí thì ngạc nhiên tại sao bé không chịu ăn rau củ, mặc dù đã tập từ nhỏ. Vì bé không được biết rõ hương vị cà rốt ra sao, bí xanh thế nào. ) Rau củ thì luộc riêng , chần liền vô nước lạnh để không mất chất. mài nhuyễn hay xay nhuyễn rồi cho vào cháo sau cùng. Vi du nhu cháo đậu hà lan, cháo bắp, cháo bí đỏ, bí xanh, cháo spinat, brokkoli. Tuỳ trong tủ lạnh bạn đang có loại rau củ gì.

Sau đó ta cho chất đạm vào chén cháo. Tức là thịt bò, heo, hay gà, cá, trứng… Thịt muốn nhừ và không bị lợn cợn thì bạn nên bằm nhuyễn, xào sơ rồi dùng máy xay nhuyễn lần nữa. Mình đã có bài viết chia sẻ cách chế biến thịt cho bé ăn dặm. https://phuongskitchen.com/2019/05/19/cach-bao-che-bienbao-quan-thit-trong-giai-doan-be-tap-an-dam/

Cuối cùng cho vào chén cháo 1 muỗng cafe nhỏ dầu Olive, hay waldnussöl (dầu hạt óc chó), rapsöl, sonnenblumenkernöl (dầu hạt hướng dương) , tim mua loại dầu organic nha. Bổ sung chất béo cho bé rất quan trọng. chỉ cho vào chén cháo nóng sau cùng để không bị mất chất.

Thế là trong vòng 15 phút các bạn có một chén cháo đủ chất cho bé rồi.

Mình chia sẻ lịch ăn của hai nhóc nhà mình độ tuổi tròn 5 tháng

-6h:sua

-10h:ăn dặm+sữa mẹ theo nhu cầu

-14h: sữa

-18h: sưa

-22h: sữa . Đêm bú 1,2 lần nữa Tuỳ con có thức hay không. 

Khi bé tơi 7 tháng bé ăn được hoan toan 150-180g thì coi như đã hoàn tất việc thay sữa bằng Cháo . Sau đó tập bỏ cữ sữa lúc 18 giờ, tức là cho ăn dặm từ từ . Người Đức tập baby ăn cháo ngọt vài buổi tối để nhẹ bụng.

-6h: sữa mẹ

-10h: cháo ( sau đó ngủ trưa)

-14h: sữa, trái cây

-17h:cháo ngọt

-20h: sữa

bú đêm nếu bé quấy đòi chứ tuyệt đối không nên tập cho bé bú đêm ở độ tuổi này nữa.

Lúc con 8 tháng  là ngày 3 cháo(nguyên tắc các bữa cháo cách nhau 6 tiếng),xen vào đó là 2 cữ sữa , trái cây, bánh ăn dặm

7h: cháo

10h: sữa, trái cây

13h: cháo

15h: sữa, trái cây

18h: cháo

20h:sữa – Đi ngủ

  Từ 6 tháng có thể dặm vài muỗng trái cây như chuối nạo, dưa hấu xay, xoài xay, honigmelon, táo và lê thì hấp chín xay nhuyễn. P se có bài viết riêng về đề tài trái cây ăn dặm.

Thật sự viết ra đọc thì thấy dong dài và rối rắm. Các bé có đồng hồ sinh học khác nhau, đứa đói nhiều đói sớm, đứa cần ngủ nhiều, đứa ngủ ít… mình phải làm quen với bé và tìm ra giờ giấc hợp lý cho bữa ăn, giấc ngủ. Ở trên là mình chỉ chia sẻ giờ giấc của các con nhà mình. Thật ra không có thời khoá biểu nào là tốt hay xấu hết. Các bạn sẽ tích luỹ kinh nghiệm riêng qua quá trình nuôi bé .

Hy vọng bài viết giúp ích gì được cho các bạn.